>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
Dù lãi suất huy động đã giảm liên tục từ mức 14% hồi đầu năm xuống còn 9%/năm ở thời điểm hiện tại và có khả năng sẽ xuống tiếp 8% trong thời gian tới, nhưng đây dường như vẫn là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả nhất trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn.
Chị Nguyễn Thị Thảo ở Đại La (Hà Nội) đang có sổ tiết kiệm gần 1 tỷ đồng gửi tại 2 ngân hàng trên phố Bạch Mai. Chị cho biết, đã mấy lần lãi suất giảm và hiện chỉ bằng một nửa so với cuối năm ngoái nhưng vẫn không có ý định rút tiền khỏi ngân hàng.
Chị tâm sự, khoản tiền này là của gia đình chị tích cóp mấy năm nay từ hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ (bán giày dép). Một số người quen biết có tiền đến hỏi vay với lãi suất lên đến 25%/năm, nhưng chị không dám nhận lời vì sợ vỡ nợ.
Chồng chị cũng tham gia thị trường chứng khoán nhưng thua lỗ rất nhiều và vốn ban đầu gần như không còn là bao. Khi thị trường đi lên mạnh hồi tháng 4, anh nhà muốn rút tiền ra để đổ vào cổ phiếu hòng gỡ gạc, nhưng chị đã kịch liệt phản đối.
Hồi tháng 5, khi giá vàng xuống vùng 42 triệu đồng/lượng, trong khi lại có một số dự báo cho rằng vàng sẽ lên tới 50 triệu đồng/lượng vào cuối năm, khiến chị cũng nghĩ đến việc đầu tư vàng, nhưng suy đi tính lại, chị quyết định giữ tiền mặt.
Tiếp đó, chị lai có ý định rút vốn và vay mượn thêm ngân hàng để mua nhà. Tuy nhiên, do lãi vay vẫn ở mức quá cao, lại có nhiều dự báo thị trường nhà đất chưa thể phục hồi trong năm nay nên chị thêm một lần lưỡng lự. Cuối cùng quyết định không mua nhà.
Cho đến bây giờ, khi thị trường chứng khoán đã quay đầu sụt giảm mạnh, giá nhà đất liên tục đi xuống còn thị trường vàng vẫn đóng băng, chị mới thấy thở phào nhẹ nhõm vì đã quyết định đúng.
Theo chị Thảo, khi lãi suất vẫn được ưu tiên ở mức 17% hồi cuối năm ngoái, tiền lãi hàng tháng gia đình chị tiêu không hết. Đến giờ, dù vẫn được hưởng chút ưu tiên lãi suất ở ngân hàng, nhưng mỗi tháng tiền lãi chỉ còn chưa đến 10 triệu đồng. Tuy nhiên, chị vẫn không có ý định sẽ rút tiền ra đầu tư khoản khác, ít nhất là 3 tháng tới.
Anh Hùng, nhân viên của ngân hàng VIB ở Thanh Xuân, HN cho biết, ngày càng có nhiều người có tâm lý gửi tiền cho ngân hàng lấy lãi. Nếu như hồi tháng 6, sau tin lãi suất đột ngột giảm từ 11% về 9% khiến một số người có tâm lý hụt hẫng vội rút tiền ra, thì giờ đây, mức lãi suất 9% vẫn được đánh giá là hấp dẫn hơn các kênh đầu tư khác, và họ lại tìm đến ngân hàng để làm sổ tiết kiệm.
Không chỉ người dân mà nhiều doanh nghiệp giờ đây cũng dành ra một khoản không nhỏ để gửi ngân hàng hưởng lãi hàng tháng
Theo Bà Nguyễn Thị Tố Nga, giám đốc một công ty sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Chương Mỹ (Hà Nội), do kinh tế khó khăn chung nên nhiều doanh nghiệp đã sử dụng biện pháp an toàn là gửi ngân hàng.
"Gửi ngân hàng chỉ được trên dưới 10%/năm nhưng hiện tại chắc chắn hơn so với kinh doanh. Nếu sản xuất và tiêu thụ thuận lợi thì không sao, trường hợp hàng tồn không giải phóng được, thì tiền còn không thu được để trả phí nguyên liệu và thanh toán lương cho lao động, chứ chưa nói đến chuyện lỗ lãi", bà nói.
Riêng ở công ty của bà Nga, các hợp đồng xuất khẩu sang thị trường Đài Loan và Nhật Bản năm nay được biết ít hơn hẳn mọi năm, trong khi ông ty vẫn phải lo một khoản tiền cố định để thưởng lễ tết cho nhân viên. Tính trước những rủi ro, Ban giám đốc đã quyết định trích ra tối thiểu 8% doanh thu hàng tháng để gửi tiết kiệm, cuối năm có tiền thanh toán cho người lao động.
Quả thực, trong bối cảnh các kênh đầu tư đều cho thấy những rủi ro trực chờ, hoạt động sản xuất kinh doanh còn khó khăn như hiện nay thì có tiền nhàn rỗi gửi ngân hàng vẫn là lựa chọn tối ưu. TS. Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) mới đây nhận định, tiền mặt (VNĐ và USD) hiện đang có tính thanh khoản tốt nhất, tiếp theo mới đến vàng, cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản.
Theo báo cáo của Cục Thống kê Tp. HCM, trong tháng 7, tổng vốn huy động trên địa bàn thành phố ước đạt 963,8 ngàn tỷ đồng, tăng 1,5% so tháng trước, tăng 13,5% so cùng kỳ. Vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 21,6%, tăng 5,1% so cùng kỳ. Vốn huy động VNĐ chiếm 78,4% tổng vốn huy động, tăng 16% so cùng kỳ, trong đó tiền gửi tiết kiệm tăng 20,4%, chiếm 40,5%. Còn báo cáo từ Cục Thống kê Hà Nội thì cho biết, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tháng 7/2012 ước đạt 843.912 tỷ đồng, tăng 2,49% so tháng 6 và tăng 2,69% so tháng 12/2011. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm tăng lần lượt 1,55% và tăng 12,29%. |
Thành Hưng
Theo TTVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét