Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Habubank hết nợ nần và phát triển

Cụ thể, việc sáp nhập với SHB sẽ giúp hai ngân hàng sáp nhập tiến tới trở thành một định chế tài chính vững mạnh và thương hiệu cũng mạnh hơn; Habubank s không còn n nần.  hai ngân hàng sáp nhập có cơ hội để cùng điều hành một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn và có sức cạnh tranh tốt hơn sau giai đoạn sáp nhập; mở rộng khả năng phát triển dịch vụ, đặc biệt là hoạt động bán lẻ do mạng lưới phân phối dịch vụ, thị phần lớn hơn; bổ sung lợi thế về quy mô trong phát triển kinh doanh, trong quản lý chi phí; những điểm mạnh của ngân hàng nhận sáp nhập sẽ hỗ trợ cho Habubank và ngược lại Habubank có nhiều điểm mạnh để hỗ trợ ngân hàng nhận sáp nhập.

Ngoài ra, còn nhận được sự hỗ trợ và quan tâm của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình sáp nhập do việc sáp nhập nằm trong chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
Habubank hết nợ nần
Nếu tiến hành sáp nhập thành công, theo Habubank, kế hoạch này sẽ tạo ra một định chế tài chính có khả năng tồn tại và phát triển. Định chế này có vốn điều lệ khoảng gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, hoạt động khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước; có số lượng khoảng 500.000 khách hàng; khoảng 5.000 nhân viên; có các công ty con, có khả năng cung cấp các hoạt động hỗ trợ, gia tăng lợi ích cho khách hàng và tăng thu nhập ngoài lãi cho ngân hàng; có địa bàn hoạt động trong khu vực Đông Dương với các chi nhánh tại Lào và Campuchia; có sự hậu thuẫn mạnh mẽ và có các khách hàng hoạt động trong những lĩnh vực cốt lõi cho sự phát triển của nền kinh tế như: than, khoáng sản, cây công nghiệp (cao su), phát triển hạ tầng và một lực lượng đông đảo các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành kinh tế khác nhau; có khả năng cung cấp các dịch vụ hiệu quả và an toàn cho một khối lượng lớn các khách hàng cá nhân...

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

ABBank đón CEO trẻ nhất ngành ngân hàng

Ngày 7/8/2012, Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBANK) chính thức bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu đảm nhận nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng giám đốc sau khi ông Đặng Quang Minh xin từ nhiệm vì lý do cá nhân.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thậthabubank-het-no-nan-http://www.habubank.com.vn/quan-he-nha-dau-tu/ 
Ông Phạm Duy Hiếu từng có quá trình công tác và đảm nhiệm vị trí Phó tổng giám đốc phụ trách khối khách hàng doanh nghiệp tại ABBank từ tháng 4/2011 tới tháng 12/2011.

“Với kinh nghiệm nhiều năm đảm nhiệm vị trí nhân sự cấp cao trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng và am hiểu văn hóa ABBank, Hội đồng Quản trị ABBank tin tưởng ông Hiếu sẽ kế tục những người tiền nhiệm điều hành ABBank tiếp tục phát triển”, thông cáo ABBank viết.

Năm 2012, nhằm triển khai chiến lược phát triển giai đoạn 2010 - 2020 và đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường, cùng định hướng tái cơ cấu toàn ngành của Ngân hàng Nhà nước, ABBank cho biết đã và đang tiến hành kế hoạch tái cấu trúc hệ thống với sự tư vấn của Delloite. Hiện nay, ngân hàng này  đã hoàn thành giai đoạn 1 của dự án, cùng với như thay đổi và bổ sung về nhân sự cấp cao trong Ban điều hành, Hội đồng Quản trị tin tưởng ABBank sẽ sớm ổn định và hoàn thành chỉ tiêu đề ra trong năm 2012.

Còn ở những thông tin mới đây, ông Phạm Duy Hiếu được biết đến là một CEO trẻ của ngành ngân hàng, khi vừa được bổ nhiệm là Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á (VietABank) đầu năm 2012.

34 tuổi, ông Hiếu là CEO trẻ nhất của ngành ngân hàng hiện nay.

Ngân hàng ganh đua vì lợi nhuận

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đình trệ, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn, lãi suất huy động liên tục giảm là những nguyên nhân khiến hoạt động tín dụng của các ngân hàng trong 2 quý đầu năm khó tránh khỏi cảnh chợ chiều. Để đạt được mục tiêu lợi nhuận, ngoài việc đẩy mạnh các hoạt động giá trị gia tăng, mở rộng dịch vụ… nhiều ngân hàng còn chú trọng đến việc huy động và cho vay.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
habubank-het-no-nan-http://www.habubank.com.vn/viec-lam/co-hoi/
Các ngân hàng đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi cho khách hàng gửi tiền
Gom tiền bằng mọi giá

Kết thúc 6 tháng đầu năm, nhiều ngân hàng cho biết tăng trưởng tín dụng ở mức rất thấp, thậm chí có ngân hàng còn bị âm. Các ngân hàng lớn như Ngân hàng TMCP Ngoại Thương (Vietcombank) chỉ tăng trưởng 2,96%, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank) cũng chỉ tăng trưởng tín dụng chưa đến 1% sau 6 tháng. Trong khi đó hạn mức tăng trưởng của các ngân hàng này đều ở mức cao nhất là 17%. 

Chính vì vậy việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng trong những tháng cuối năm là một trong những giải pháp chính nhằm thúc đẩy doanh thu và hoàn thành mục tiêu lợi nhuận đề ra. Theo các chuyên gia, nhiều ngân hàng tuyên bố đang thừa tiền, nhưng thực tế không hẳn như vậy. Để tăng trưởng tín dụng các ngân hàng phải có một nguồn tiền dồi dào, do đó việc tăng lãi suất huy động nhằm hút tiền từ khách gửi không phải là việc khó hiểu. Áp lực huy động vốn cũng được thể hiện qua việc nhiều ngân hàng giao chỉ tiêu cho từng nhân viên.

Từ đầu tháng 8, nhiều ngân hàng đã có công bố tăng lãi suất huy động đối với các kỳ hạn dài. Vietcombank đã chính thức điều chỉnh lãi suất huy động các kỳ hạn 24, 36, 48 và 60 tháng thêm 0,5% so với trước, lên mức 10%/năm. Các kỳ hạn dưới 12 tháng giữ nguyên tại 9% còn kỳ hạn đúng 12 tháng trong khi đó giảm 1% xuống còn 10%/năm. Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), lãi suất các kỳ hạn trên 12 tháng được đẩy lên 12%/năm so với mức 10%/năm được áp dụng trước đó. Tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostbank) mức lãi suất  huy động đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn trên 3 năm là 12%/năm. Kỳ hạn trên 18 tháng là 11,5%/năm và trên 12 tháng là 11%/năm… Không chỉ tăng lãi suất, các ngân hàng còn đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi dành cho khách gửi tiền.

Nới điều kiện cho vay

Theo các doanh nghiệp, việc tiếp cận tín dụng tại các ngân hàng vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn. Doanh nghiệp khó đáp ứng hết các tiêu chuẩn tín dụng nhất là trong thời điểm hàng tồn kho lớn, nợ cũ vẫn còn… Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các ngân hàng đã đưa ra nhiều gói dịch vụ ưu đãi nhất là các doanh nghiệp kinh doanh liên quan tới nông nghiệp nông thôn, xuất nhập khẩu.

Nhiều ngân hàng cho biết, việc giảm tiêu chuẩn tín dụng là không thể, nhưng ngân hàng sẽ giảm lãi suất và hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn có phương án kinh doanh tốt. Ông Nguyễn Phước Thanh - Tổng giám đốc VietcomBank nêu rõ quan điểm: “Doanh nghiệp nào còn có khả năng phục hồi thì được xem xét, còn khả năng ở đây nghĩa là doanh nghiệp đó chỉ gặp khó khăn về thị trường, về đầu ra của sản phẩm và nguồn trả nợ. Doanh nghiệp còn hàng tồn kho, sản phẩm vẫn tiêu thụ được thì cũng sẽ được giãn nợ để có thời gian giải quyết nguồn hàng, chứ không bị ép phải bán hàng bằng mọi giá, phải chịu lỗ nặng để có tiền trả nợ ngân hàng. Doanh nghiệp nếu không đáp ứng được chuẩn tín dụng thì sự can thiệp là không thể và không đem lại lợi ích…”.

Tuy nhiên, trên thị trường cũng đã có ngân hàng quyết định nới lỏng điều kiện cho vay. Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) mới đây đã công bố một hình thức hạ chuẩn tín dụng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ với lãi suất 13%/năm, không cần tài sản đảm bảo. Theo đánh giá của các chuyên gia, việc hạ chuẩn tín dụng là một bước đi khá mạo hiểm, tuy nhiên đối với các doanh nghiệp thì đây lại là một tin mừng.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 2-8 đã có 69 tổ chức tín dụng báo cáo về tình hình lãi vay. Theo đó, dư nợ cho vay bằng tiền đồng đối với các mức lãi suất dưới 10% chiếm tỷ trọng 3,4%, mức lãi suất 10%-13% một năm chiếm tỷ trọng 18,5%, lãi suất trên 13% đến 15% một năm chiếm tỷ trọng 49,1%. Lãi suất trên 15% một năm hiện chỉ chiếm tỷ trọng 29,1%, giảm khoảng 60% so với tỷ trọng trước ngày 15-7.
Hùng Anh

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Khách ngoại quốc rút tiền bằng thẻ ATM giả

Chiều 6/8, Phó tổng giám đốc DongA Bank Nguyễn Quốc Toàn cho biết ngân hàng vừa phối hợp bắt giữ và bàn giao cho công an một người nước ngoài sử dụng thẻ ATM giả để rút tiền mặt.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật

Theo ông Toàn, Ngân hàng Đông Á (DongABank) phát hiện những giao dịch bất thường trên hệ thống từ hôm 4/8, sau đó đã tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để truy tìm. Đến khoảng 0h ngày 5/8, sau một ngày theo dõi, nhân viên ngân hàng phát hiện ra hai người nước ngoài đang sử dụng thẻ giả để rút tiền mặt tại buồng ATM của DongA Bank đặt ngay góc Trần Cao Vân - Hai Bà Trưng, quận 1, TP HCM.
"Chúng tôi đã bắt được một người, đối tượng thứ hai thì trốn thoát", ông Toàn thông tin.
Một đối tượng nước ngoài dùng thẻ ATM giả rút tiền mặt đã bị bắt giữ. Ảnh minh họa: Lệ Chi
Người bị bắt giữ khai tên là Cipriar, người Romania. Khám xét khách sạn nơi người này trú ngụ, cơ quan chức năng phát hiện nhiều thiết bị chuyên dụng dùng sao chép trái phép thông tin thẻ ATM, thiết bị làm giả thẻ và thu giữ số tiền mặt 300 triệu đồng.
Ngoài thẻ ATM của DongABank, nhóm người này còn làm giả thẻ (thanh toán và tín dụng) của 10 ngân hàng trong nước khác. Theo ông Toàn, thủ đoạn của nhóm này là dùng thiết bị chuyên dụng sao chép thông tin của chủ thẻ tại máy ATM, sau đó rút tiền. Thời gian ra tay của nhóm này thường là vào khoảng 17h hoặc nửa đêm nhằm tránh bị phát hiện.
Để hạn chế những thiệt hại do tội phạm công nghệ cao gây ra, ông Toàn khuyến cáo người sử dụng thẻ nên đề cao cảnh giác. Chẳng hạn, khi vào buồng ATM thực hiện giao dịch nên quan sát kỹ xem có những thiết bị lạ nào gắn vào máy hay không, hoặc chủ động đăng ký dịch vụ internet banking thông báo số dư qua tín nhắn điện thoai...
"Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường thì ngay lập tức báo tin về cho ngân hàng để kịp thời xử lý", Phó tổng giám đốc DongA Bank nói.
Lệ Chi

Hơn 70% dư nợ hưởng lãi vay dưới 15%

Ngân hàng Nhà nước chiều 6/8 cho biết, tính đến ngày 2/8 đã có 69 tổ chức tín dụng báo cáo về tình hình lãi vay, trong đó chỉ còn 29,1% dư nợ có lãi suất trên 15% một năm.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật

Cụ thể, dư nợ cho vay bằng tiền đồng đối với các có mức lãi suất dưới 10% chiếm tỷ trọng 3,4%, mức lãi suất 10%-13% một năm chiếm tỷ trọng 18,5%, lãi suất trên 13% đến 15% mỗi năm chiếm tỷ trọng 49,1%. Và như vậy, lãi suất trên 15% một năm hiện chỉ chiếm tỷ trọng 29,1% (giảm khoảng 60% so với tỷ trọng trước ngày 15/7).
Đã có hơn 70% dư nọ hưởng lãi vay từ 15% trở xuống. Ảnh: Lệ Chi
Trong đó, lãi suất giảm mạnh nhất ở nhóm 5 ngân hàng thương mại nhà nước có tỷ trọng dư nợ cho vay với mức lãi suất trên 15% mỗi năm chỉ là 6,9%, giảm 87% so với trước ngày 15/7 là 61%.
Động thái giảm lãi vay xuống 15% xuất phát từ lời 'hiệu triệu' của Thống đốc Bình hôm 7/7, tại Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng trong 6 tháng đầu năm. Và đến ngày 2/8, tất cả các ngân hàng thương mại nhà nước và cổ phần đã ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các chi nhánh trong toàn hệ thống công bố điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với các hợp đồng tín dụng cũ xuống tối đa là 15% một năm.
Trước đó, theo số liệu đến ngày 27/7, tổng hợp sơ bộ của 35 tổ chức tín dụng, chiếm thị phần 70% tín dụng toàn hệ thống, tỷ trọng dư nợ cho vay với lãi suất trên 15%/năm là 32,8%, giảm khoảng 50% so với tỷ trọng trước ngày 15/7 là 65,3%.
Trong buổi đối thoại doanh nghiệp - ngân hàng về tình hình lãi suất và tín dụng trên địa bàn TP HCM hôm 28/7, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng, lãi suất đã giảm dưới 15%, đây là con số trong mơ của doanh nghiệp trước đây. Tuy nhiên, ông cũng tán thành quan điểm của doanh nghiệp rằng, để ổn định, bền vững thì phải xuống 10% mới phát triền tốt và cạnh tranh được với doanh nghiệp trong khu vực.
Nhưng theo Thống đốc, việc lãi suất xuống 10% có thực hiện được không phải tùy vào điều kiện kinh tế vĩ mô. Nếu kinh tế vĩ mô của Việt Nam thời gian tới ổn định có thể giảm lãi suất xuống thêm 1%. "Sang năm 2013, nếu lạm phát xuống 4-6%, huy động khoảng 7%, khi đó lãi suất cho vay hoàn toàn có thể xuống 10%", ông Bình nói.
Lệ Chi

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Ngân hàng thương mại đang được 'nuông chiều'

Đặt mình vào vị trí Thống đốc, S. Lê Thẩm Dương-Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh cho rằng cần phải minh bạch để quản lý, và không nuông chiều NHTM như hiện nay.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
Quá nuông chiều
Nhiều ý kiến cho rằng NHNN đã quá nuông chiều và chạy theo đuôi các NHTM. Còn ông thì đánh giá thế nào về vấn đề này?
Nếu lấy luật làm căn cứ, NHNN đã làm đúng chức năng của mình, và NHNN không phải là ông vua muốn làm gì thì làm bởi các NHTM cũng có chức năng và hoạt động theo luật, họ phải chạy theo lợi nhuận.
Nên nhìn theo chức năng thì tôi thấy NHNN không nuông chiều các NHTM. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ tổ chức thực hiện thì NHNN đang quá nuông chiều các NHTM, điều đó thể hiện trong công tác giám sát các NHTM.
Thời gian qua, NHNN ban hành nhiều chính sách về lãi suất nhưng công tác giám sát bị buông lỏng nên việc thực hiện không được như mong muốn. NHNN ra chính sách dựa vào các dữ liệu, đề xuất từ phía dưới, trong đó có các NHTM.
Nếu nắm không chắc các số liệu, các vấn đề thì NHNN sẽ bị các NHTM chi phối. Có hai khả năng xảy ra. Khả năng thứ nhất là NHNN không nắm chắc số liệu, đội ngũ các bộ tham mưu, thừa hành cũng không nắm chắc mọi vấn đề nên phải chạy theo các NHTM.
Khả năng thứ hai, do bản lĩnh của NHNN chưa đủ mạnh trước việc bảo vệ quyền lợi của nhóm lợi ích nào đó, ví dụ, nhóm những NHTM nhà nước, vừa có chức năng kinh doanh, vừa có nhiệm vụ chính trị nên tìm cách bảo vệ quyền lợi của họ.
Tóm lại, những gì thể hiện trong văn bản là không nuông chiều, nhưng trong khâu tổ chức thực hiện thì dường như có nuông chiều, nhất là khâu giám sát.
Nếu là Thống đốc, ông sẽ làm gì để giám sát hoạt động của các NHTM đi đúng những quy định mà pháp luật đặt ra?
Quả là quá khó, vì rắn không được mà nuông chiều thì sẽ bị phê phán. Chưa kể rắn quá sẽ gãy, nên buộc phải lách. Nuông chiều có thể chỉ là chiến thuật nhằm đạt đến mục tiêu nào đó. Nhưng dù gì thì NHNN cũng phải thể hiện tốt vai trò của mình là tạo ra sân chơi để mọi người cùng chơi chứ không phải nhảy vào sân để cùng chơi. Thời gian qua, NHNN chưa làm tốt điều này.
Và ông sẽ làm gì trong việc quản lý các NHTM?
Tôi sẽ minh bạch tất cả về ý đồ, chiến lược phát triển để mọi người cùng nắm rõ và mình không phải chạy theo bất cứ ai.
Làm gì để tái cơ cấu thành công?

Theo ông, để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thành công, cần phải có những điều kiện gì?
Để tái cấu trúc thành công, phải có 3 dữ kiện, một là xác lập đội ngũ lãnh đạo thực hiện tái cấu trúc phải đủ tầm, có tính tiên phong và gương mẫu; hai là phải tạo ra được sự đồng thuận trong nội bộ, nếu chưa tìm được sự đồng thuận thì sẽ rất khó thành công; ba là việc tái cấu trúc là không có địa vị cấp bậc, mà phải bắt đầu từ nhu cầu từ bên dưới và tất cả mọi người phải tham gia chứ không phải cấp trên chỉ biết ra mệnh lệnh. Đây là kinh nghiệm tái cấu trúc của các quốc gia.
Có hai phương pháp tái cấu trúc. Một là bằng phương pháp kinh tế, như mua bán, sáp nhập…và ban bố những mệnh lệnh mới. Phương pháp này diễn ra rất nhanh chóng nhưng hiệu quả là khó lường vì sẽ gặp phải những phản ứng mạnh mẽ.
Hai là bằng phương pháp tổ chức, đi từ từ từng bước một, theo lộ trình và thứ tự ưu tiên từ trước đến sau. Phương pháp này mất nhiều thời gian nhưng an toàn.
Việc tái cấu trúc sẽ gặp sự phản ứng, thậm chí dữ dội từ chính nội bộ, theo ông phải làm gì?
Đúng vậy! Một anh nào đó đang ở vị trí “ngon”, thu nhập cao, nhưng đùng một cái bứng anh ta ra khỏi chỗ đó để làm lại thì nhất định anh ta phải phản ứng.
Do vậy, khi bị phản ứng, nếu NHNN non tay thì tái cấu trúc sẽ không thành công được. Công tác chuẩn bị tái cấu trúc thật tốt, 75% thời gian dành cho công tác chuẩn bị, chỉ dành 25% thời gian cho hành động tái cấu trúc.
Nếu chuẩn bị không tốt khi tiến hành sẽ bị vấp và dừng lại khiến tiến độ tái cấu trúc bị chậm.
Việc tái cấu trúc các ngân hàng của chúng ta thời gian qua mới chỉ vẽ được lộ trình, mục tiêu nhưng không cụ thể nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ tái cấu trúc.
Theo kế hoạch, trong năm 2012 tiến hành tái cấu trúc 9 ngân hàng yếu kém, trong đó thời gian đầu năm sẽ thực hiện tái cấu trúc 5 ngân hàng nhưng đến nay không thực hiện được như mong muốn. 

Theo Đại Dương
Tiền Phong

Sắp chỉnh “khung” cho nợ ngân hàng

Lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước cho biết, thông tư quy định việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro mới dự kiến sẽ ban hành trong tháng 8 này.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
Sau hơn hai năm bàn thảo, cuối cùng cơ chế mới có thể cũng sẽ được ban hành. Mốc dự kiến tháng 8/2012 là thực tế, bởi thông tư trên cần bắt nhịp kịp một văn bản khác quy định việc trích lập dự phòng các khoản cho vay trên thị trường liên ngân hàng có hiệu lực từ 1/9 tới (Thông tư số 21/2012/TT-NHNN).


Thông tư mới sẽ thay thế Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều ở nội dung này.


Những nội dung chính của dự thảo thông tư mới đã từng được xây dựng, lấy ý kiến từ năm 2010. Đây là khung pháp lý quan trọng, can thiệp đến trục hoạt động chính của các tổ chức tín dụng là cho vay và quản lý nợ. Và suốt hơn hai năm qua đã có nhiều ý kiến góp ý, phản biện khác nhau.


Hiện chưa rõ các nội dung cụ thể cuối cùng của dự thảo thông tư được chốt lại và thông qua. Song, qua những lần tổ chức lấy ý kiến, có thể dự kiến một số điểm cơ bản.


Cụ thể, một nội dung quan trọng của thông tư là hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để các tổ chức tín dụng chấm điểm khách vay theo các thứ hạng, qua đó tiến hành phân loại nợ theo 5 nhóm với các cấp độ và tỷ lệ trích lập dự phòng như hiện hành.


Một nội dung khác dự kiến sẽ tác động đến chi phí của các tổ chức tín dụng là yêu cầu về trích lập dự phòng rủi ro đối với một số lĩnh vực trước đây không có, như đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, hay cho vay trên liên ngân hàng…


Việc trích lập trên sẽ làm tăng chi phí các tổ chức tín dụng, làm lợi nhuận giảm nhất định. Song, những ý kiến đóng góp thời gian qua tập trung ở quan điểm. Đơn cử như ở nội dung chuyển các khoản tiền gửi trên liên ngân hàng thành cho vay và buộc phải trích lập dự phòng rủi ro. Một số quan điểm e ngại điều này sẽ hạn chế vai trò và năng lực điều tiết vốn của thị trường liên ngân hàng; ngược lại là quan điểm cho rằng sẽ củng cố và làm lành mạnh hơn thị trường này.


Trong khi đó, ở tỷ lệ trích lập dự phòng, ý kiến đại diện từ khối các ngân hàng nước ngoài trước đây từng cho rằng cần quy định các tỷ lệ trích lập là tối thiểu để tạo linh hoạt trong áp dụng, gắn với sự chủ động trong trích lập cao hơn, mức an toàn cao hơn; hay các yêu cầu trích lập 20% - 50% nợ nhóm 3 và 4 được cho là thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế…


Ở tinh thần chung, thông tư này ra đời được kỳ vọng là sẽ tạo thuận lợi trong việc đánh giá cụ thể khả năng tài chính và trả nợ đối với từng khách hàng; việc đánh giá và xếp hạng khách hàng được thực hiện chính xác hơn để qua đó có biện pháp quản lý chất luợng tín dụng tốt hơn.


Và cũng không loại trừ khả năng, trong bối cảnh nợ xấu ngân hàng tăng mạnh từ đầu năm đến nay, việc áp dụng phân loại theo thông tư mới có thể sẽ tạo thêm áp lực đối với các tổ chức tín dụng, nhưng sẽ cho ra những kết quả sát thực và chặt chẽ hơn.
 

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Kiểm soát chặt hàng hóa tạm nhập tái xuất

Tổng cục Hải quan vừa có công văn số 3842/TCHQ-ĐTCBL gửi Ban chỉ đạo 127 các tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Tĩnh và Quảng Trị về việc tăng cường quản lý đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật 

Theo Tổng cục Hải quan, thời gian qua, hàng hóa tạm nhập tái xuất có dấu hiệu bị tồn đọng tại các cảng biển, hàng hóa và phương tiện bị dồn ứ, ách tắc tại các khu vực biên giới. Các doanh nghiệp không chấp hành quy định về hàng hóa tạm nhập tái xuất như: Sau khi làm thủ tục để tái xuất khỏi các khu vực kiểm soát hải quan ở Hải Phòng, Quảng Trị đã đi sai tuyến đường, xuất hàng sai địa điểm tái xuất ở cửa khẩu. 
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp còn có hành vi phá dỡ container, tẩu tán hàng hóa, đưa vào nội địa tiêu thụ. Đặc biệt là thực hiện hành vi tẩu tán hàng hóa ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe cộng đồng gây bức xúc trong dư luận.
Do đó, để kiểm soát tốt hơn đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, Tổng cục Hải quan đề nghị Ban chỉ đạo các tỉnh, thành phố chỉ đạo các lực lượng chức năng trên địa bàn kiểm soát chặt chẽ, thực hiện nghiêm các chính sách, quy định của pháp luật đối với loại hình hàng hóa tạm nhập tái xuất. 
Tổ chức tuyên truyền hướng dẫn thủ tục để các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định. Yêu cầu các doanh nghiệp dừng, đỗ xe chở hàng đúng nơi quy định tại các khu vực kiểm soát hải quan, không làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự tại các khu vực cửa khẩu. 
Đồng thời, tổ chức lực lượng tiến hành tuần tra, kiểm soát các khu vực, tuyến đường trọng điểm, không để xảy ra các tình trạng doanh nghiệp phá dỡ container, tẩu tán hàng hóa, đưa vào nội địa tiêu thụ; phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm.

MB ra mắt sản phẩm “Tiết kiệm Quân nhân”

Ngân hàng Quân đội (MB) chính thức giới thiệu sản phẩm “Tiết kiệm Quân nhân” dành cho đối tượng khách hàng là các quân nhân, nhân viên đang công tác tại các đơn vị quân đội hoặc tại các doanh nghiệp trực thuộc sự quản lý của Bộ Quốc phòng.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật 

Đây là sản phẩm đầu tiên trên thị trường ngân hàng Việt Nam hiện nay được thiết kế dành riêng cho nhóm khách hàng Quân nhân.
Khách hàng quân nhân có thể nộp tiền vào tài khoản “Tiết kiệm Quân nhân” bất kỳ lúc nào khi phát sinh nhu cầu và được hưởng mức lãi suất ưu đãi, với số tiền nộp cho mỗi lần chỉ từ 1.000.000 đồng trở lên. Sản phẩm giúp khách hàng hướng tới mục tiêu tích lũy dài hạn.
Điểm nổi bật của sản phẩm này là linh hoạt trong thời điểm nộp tiền. Khách hàng có thể gửi tiền vào tài khoản “Tiết kiệm Quân nhân” bất kỳ thời điểm nào khi phát sinh nhu cầu. Hình thức nộp tiền rất đơn giản, nhanh và linh hoạt nhờ sự kết hợp các hình thức giao dịch ngân hàng truyền thống và hiện đại, như nộp/chuyển tiền vào tài khoản “Tiết kiệm Quân nhân” trực tiếp tại Quầy giao dịch hoặc thông qua ATM, dịch vụ eMB và đặc biệt, với sự hợp tác giữa MB và Viettel, các giao dịch thông qua điện thoại di động - BankPlus của MB, sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho khách hàng.
“Tiết kiệm Quân nhân” là một trong những sản phẩm được MB thiết kế theo định hướng đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng  nhu cầu chuyên biệt các phân khúc khách hàng khác nhau. Điều này đã được MB áp dụng rất thành công trong nhiều năm qua và trở thành thế mạnh riêng của MB trong việc chăm sóc khách hàng cũng như thực hiện cam kết mang lại nhiều tiện ích nhất cho các  khách hàng của mình.

Phấn đấu tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa 11% - 12%/năm

Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa bình quân tăng 10% - 11%/năm.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật 

Chương trình nêu rõ, giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015 và tiến tới cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020. Phấn đấu cán cân thương mại thặng dư thời kỳ 2021 - 2030.
Chương trình đề ra nhiệm vụ chủ yếu là phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong đó có nhiệm vụ xác định cụ thể các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng. Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách nhằm phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng, có lợi thế cạnh tranh cấp quốc gia, có tốc độ tăng trưởng và giá trị gia tăng cao thuộc các nhóm hàng vật liệu xây dựng, sản phẩm hóa dầu, sản phẩm cao su, sản phẩm chất dẻo, điện tử, điện thoại di động.
Bên cạnh đó, rà soát và bổ sung các chính sách ưu đãi để khuyến khích, thu hút đầu tư vào sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển thuộc các ngành cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, sản xuất lắp ráp ô tô, dệt may, da giầy và công nghệ cao.
Đồng thời bổ sung mới các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cần ưu tiên phát triển trong thời gian tới phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, gắn với phát triển xuất khẩu.
Về nông nghiệp, rà soát, bổ sung và hoàn chỉnh các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, nhất là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, cao su, thủy sản.
Trên cơ sở đó, xây dựng lộ trình bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật đối với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu và tăng cường kiểm tra, kiểm soát để nâng cao chất lượng, hiệu quả xuất khẩu, bảo vệ uy tín, thương hiệu hàng hóa Việt Nam.
Chương trình cũng đặt ra nhiệm vụ cần tăng cường sử dụng hàng hóa trong nước đã sản xuất được để góp phần kiềm chế nhập siêu; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại trong nước nhằm tạo cơ hội kết nối giữa các doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên phụ liệu với các doanh nghiệp sử dụng các loại máy móc, thiết bị và vật tư này.
Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế khuyến khích sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong đấu thầu các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Các Hiệp hội ngành hàng cần đẩy mạnh công tác đánh giá, dự báo thị trường, xu hướng giá cả, thực hiện chế độ cung cấp thông tin định kỳ liên quan đến thị trường và chính sách của các nước bạn cho các hội viên để nâng cao tính chủ động, phòng ngừa rủi ro khi thị trường biến động.
Các doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước, phản ánh kịp thời những vấn đề khó khăn, vướng mắc để có biện pháp chủ động đối phó, nhất là để góp phần thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xuất khẩu giảm dần nhập siêu.

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Nhìn lại chính sách tài khóa nửa chặng đường 2012

Thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, hiệu quả là một trong những giải pháp đuợc đề ra trong Nghị quyết 01/NQ – CP. Kết quả thực hiện trong nửa năm qua ra sao và đặt ra những vấn đề gì?
 >>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
 
Về thu ngân sách, biểu hiện truớc hết là tổng thu so với GDP trong 6 tháng đầu năm đặt 27,6%. Đó là một tỷ lệ cao so với định huớng (25%), một mặt do công tác hành thu đã bám sát dự toán đuợc duyệt, bám sát yêu cầu chi ngân sách; mặt khác có một phần do quy mô GDP tính theo giá thực tế trong 6 tháng đầu năm nay không tăng cao như cùng kỳ năm truớc cũng như khi lập dự toán của năm nay. GDP tính theo giá thực tế tăng thấp, do hai yếu tố.
Yếu tố thứ nhất, do tốc độ tăng GDP theo giá so sánh 6 tháng năm nay tăng thấp hơn cùng kỳ hai năm truớc (của năm 2012 tăng 4,38%, trong khi của năm 2011 tăng 5,63%, của năm 2010 tăng 6,18% ).

Yếu tố thứ hai, do giá thực tế 6 tháng năm nay tăng thấp hơn (giá tiêu dùng bình quân 6 tháng so với cùng kỳ năm truớc tăng 12,2% so với 16,03% ; giá bán sảm phẩm của người sảm xuất hàng nông, lâm nghiệp – thuỷ sản tăng 14,03% so với 27,57%; giá bán sảm phẩm của người sảm xuất công nghiệp tăng 13,41% so với 16,71%; giá xuất khẩu tăng 0,48% so với 13,6%), các thông tin trên đặt ra vấn đề là cần phải làm cho “chiếc bánh” GDP to ra hơn nữa thì tỷ lệ phân chia giữa doanh nghiệp, nguời lao động và Nhà nuớc về giá trị tuyệt đối sẽ nhiều hơn, mặc dù tỷ lệ thu ngân sách/GDP vẫn đảm bảo theo đinh hướng.

Do vậy tháo gỡ khó khăn cho sảm xuất kinh doanh, hỗ trợ cho thị truờng cần phải được thực hiện với liều luợng cao hơn (tập trung vào giảm hoãn thuế VAT để giảm giá, giảm tồn kho, giảm nợ xấu, hạ lãi suất vay, giảm lãi suất vay cũ), khẩn cấp hơn, để vừa tăng trưởng kinh tế, vừa tăng hiệu quả, trên cơ sở đó tăng thu ngân sách.
Một biểu hiện khác là công tác quản lý thu ngân sách nhà nước có chuyển biến tích cực hơn. Việc chống thất thu, thu hồi số tiền nợ trong thuế, nhất là khoản thu liên quan đến đất đai, tài nguyên, hàng hoá nhập khẩu, chuyển giá được tăng cường một bước.
Công tác tuyên truyền, hỗ trợ, tư vấn pháp luật về thuế cho nguời dân được đẩy mạnh và đa dạng hoá về hình thức. Công tác kiểm tra, kiếm soát việc kê khai nộp thuế đuợc tăng cường. Công tác kiểm tra, thanh tra thuế được đẩy mạnh. Đây là một trong những “dư địa” cần được sử dụng và cũng lý giải một trong những yếu tố quan trọng để thu ngân sách trong hàng chục năm qua đều vượt xa so với dự đoán, tăng khá cao so với năm trước và tỷ lệ tổng thu ngân sách so với GDP đều ở mức cao. Cụ thể :
Năm 2006 tăng 22,4% và đạt 28,7% cao hơn tỷ lệ 27,2% của năm 2005;
Năm 2007 tăng 13% và đạt 27,6 %;
Năm 2008 tăng 31,9% và đạt 28,1%;
Năm 2009 tăng 6,1% và đạt 26,7%;
Năm 2010 tăng 26,4% và đạt 28,2%;
Năm 2011 ước tăng 20,6% và ước đạt 26,6%;
Sáu tháng 2012 ước giảm 1,7% và ước đạt 27,6%;
Như vậy, trong điều kiện thu ngân sách của năm nay gặp khó khăn hơn các năm trước, nên vấn đề chống thất thu càng đặt ra một cách quyết liệt hơn, để bù cho việc giảm thu ngân sách do tăng trưởng kinh tế bị suy giảm, do một số khoản thu lớn từ xuất nhập khẩu, từ đất đai bị giảm sút ...
Tuy nhiên, thất thu từ các nguồn thu về đất đai, về khai thác tài nguyên khoáng sản, từ khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, do gian lận thương mại, chuyển giá, trốn lậu thuế còn khá phổ biến. Nợ đọng thuế còn lớn và tăng mạnh (tính đến cuối tháng 4 đã lên đến trên 41 nghìn tỷ đồng, tăng trên 11 nghìn tỷ đồng ). Nói cách khác, có 3 vấn đề đặt ra cho vấn đề thu ngân sách hiện nay, đó là tăng trưởng kinh tế (trước hết là ngăn chặn nguy cơ suy giảm tăng trưởng); hiệu quả của đầu tư, sản xuất kinh doanh để tăng giá trị gia tăng, tăng GDP; chống thất thu, nợ đọng.
Chi bám sát thu
Về chi ngân sách, trong 6 tháng đầu năm, tỷ lệ so với dự toán cả năm của chi ngân sách thấp hơn của thu ngân sách (45,8% so với 46,7%). Điều đó chứng tỏ việc chi ngân sách đã bám sát tiến độ thực hiện thu ngân sách, bám sát dự toán đã được duyệt và bám sát nhu cầu chi. Tỷ lệ thực hiện so với dự toán của chi ngân sách năm nay cũng thuộc loại thấp so với nhiều năm trước. Điều đó chứng tỏ việc phối hợp chính sách tài khoá với chính sách tiền tệ để thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát.
Đến khi sản xuất kinh doanh gặp khó khăn thì Nghị quyết 13/NG – CP đã đưa ra nhiều giải pháp để hỗ trợ, thể hiện tính chủ động trong điều kiện thu ngân sách đạt thấp so với dự toán năm, giảm so với cùng kỳ năm trước. Một kết quả tích cực là tỷ lệ so với dự toán của khoản chi trả nợ, viện trợ đạt cao hơn tỷ lệ của tổng chi (50,7% so với 45,8%) và tăng so với cùng kỳ năm trước (8,1%). Đây là một cố gắng để bảo đảm trả nợ các khoản vay nước ngoài đến hạn, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn.
Việc quản lý, giám sát chặt chẽ và cơ cấu lại nợ công, nợ Chính phủ, nợ quốc gia, bảo đảm nợ trong giới hạn an toàn, giảm thiểu nghĩa vụ nợ, được tăng cường một bước. Một kết quả tích cực khác là đã bảo đảm kinh phí để thực hiện việc tăng lương tối thiếu, thực hiện chính sách xã hội, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia.
Để kiềm chế lạm phát, tỷ lệ chi đầu tư phát triển so với dự toán năm đạt thấp hơn tỷ lệ của tổng chi (45,2% so với 45,8%) và tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước cũng thấp hơn (0,8% so với 12%). Gần đây, khi tăng trưởng kinh tế suy giảm, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, thì Chính phủ đã cho tạm ứng vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ của năm sau cho những công trình, dự án phòng chống, khắc phục hậu quả của thiên tai, dịch bệnh, quốc phòng, an ninh cấp bách và những công trình dự án có thể hoàn thành trong năm 2012.
Không thể lơ là chuyện “tay hòm chìa khóa”
Tuy nhiên, hiện có một số vấn đề đặt ra trong chi ngân sách. So với cùng kỳ năm trước, trong khi tổng thu giảm 1,7%, thì tổng chi lại tăng 12%. Tiến độ này làm cho bội chi ngân sách cả năm 2012 có thể không cao hơn so với dự toán (do tỷ lệ so với dự toán của tổng chi thấp hơn của tổng thu), nhưng sẽ tăng cao so với năm trước.
Mục tiêu bội chi ngân sách/GDP của năm nay là dưới 4,8%, nhưng nếu quy mô bội chi tăng cao, trong khi GDP lại tăng thấp hơn mục tiêu, thì khả năng bội chi/GDP thực tế sẽ cao hơn mục tiêu. Đây là cảnh báo đáng chú ý. Trong chi ngân sách, tình trạng lãng phí, thất thoát và kém hiệu quả vẫn còn xảy ra một cách phổ biến, tinh vi.
Để thực hiện mục tiêu kiềm chế bội chi/GDP ở dưới mức 4,8%, để giải quyết xử lý những vấn đề đặt ra về ngân sách, cần phải có những giải pháp tác động đến các bộ phận cấu thành của các công thức bội chi/GDP; bội chi = tổng thu – tổng chi....
Trước hết là chiếc bánh GDP phải to ra, bởi thu ngân sách là một phần của GDP. Muốn chiếc bánh GDP to ra thì phải giải quyết hai điểm nghẽn lớn nhất là nợ xấu và tồn kho, để bảo đảm tính thanh khoản cho toàn bộ nền kinh tế. Nền kinh tế nếu tính thanh khoản thấp sẽ sinh ra trì trệ, mà khắc phục sự trì trệ khó hơn, tốn kém kinh phí, tốn kém thời gian hơn.
Cùng với việc làm cho chiếc bánh GDP to ra, phải tăng hiệu quả của nền kinh tế trên cơ sở năng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, bao gồm chi phí nguyên nhiên vật liệu, điện , nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu, chi phí lễ hội, khánh tiết, hội nghị, hội thảo, đi công tác trong và ngoài nước... Trong các chi phí hiện nay, có hai khoản đang chiếm tỷ trọng lớn và vượt quá so với các nước, đó là lãi trả tiền vay ngân hàng và chi phí thuê văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng...
Công tác hành thu một mặt phải thực hiện các biện pháp cắt giảm, hoãn theo Nghị quyết 13/NQ – CP; mặt khác phải thực hiện quyết liệt, phối hợp đồng bộ hơn, để chống thất thoát, nợ đọng thuế. Đây là dư địa để tăng thu trong điều kiện hiện nay.
Chấp hành nghiêm kỷ luật ngân sách, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đổi mới cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hoá một số loại hình dịch vụ sự nghiệp.


Theo Minh Ngọc
chinhphu.vn

Gửi tiết kiệm đang là kênh đầu tư ‘vua’?

Quyết định gửi ngân hàng với lãi suất chỉ 9%/năm khiến nhiều người không mặn mà, nhưng trong bối cảnh các kênh đầu tư khác đều trực chờ rủi ro thì đây lại là lựa chọn tối ưu.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
 
Dù lãi suất huy động đã giảm liên tục từ mức 14% hồi đầu năm xuống còn 9%/năm ở thời điểm hiện tại và có khả năng sẽ xuống tiếp 8% trong thời gian tới, nhưng đây dường như vẫn là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả nhất trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn.
Chị Nguyễn Thị Thảo ở Đại La (Hà Nội) đang có sổ tiết kiệm gần 1 tỷ đồng gửi tại 2 ngân hàng trên phố Bạch Mai. Chị cho biết, đã mấy lần lãi suất giảm và hiện chỉ bằng một nửa so với cuối năm ngoái nhưng vẫn không có ý định rút tiền khỏi ngân hàng.
Chị tâm sự, khoản tiền này là của gia đình chị tích cóp mấy năm nay từ hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ (bán giày dép). Một số người quen biết có tiền đến hỏi vay với lãi suất lên đến 25%/năm, nhưng chị không dám nhận lời vì sợ vỡ nợ.
Chồng chị cũng tham gia thị trường chứng khoán nhưng thua lỗ rất nhiều và vốn ban đầu gần như không còn là bao. Khi thị trường đi lên mạnh hồi tháng 4, anh nhà muốn rút tiền ra để đổ vào cổ phiếu hòng gỡ gạc, nhưng chị đã kịch liệt phản đối.
Hồi tháng 5, khi giá vàng xuống vùng 42 triệu đồng/lượng, trong khi lại có một số dự báo cho rằng vàng sẽ lên tới 50 triệu đồng/lượng vào cuối năm, khiến chị cũng nghĩ đến việc đầu tư vàng, nhưng suy đi tính lại, chị quyết định giữ tiền mặt.
Tiếp đó, chị lai có ý định rút vốn và vay mượn thêm ngân hàng để mua nhà. Tuy nhiên, do lãi vay vẫn ở mức quá cao, lại có nhiều dự báo thị trường nhà đất chưa thể phục hồi trong năm nay nên chị thêm một lần lưỡng lự. Cuối cùng quyết định không mua nhà.
Cho đến bây giờ, khi thị trường chứng khoán đã quay đầu sụt giảm mạnh, giá nhà đất liên tục đi xuống còn thị trường vàng vẫn đóng băng, chị mới thấy thở phào nhẹ nhõm vì đã quyết định đúng.
Theo chị Thảo, khi lãi suất vẫn được ưu tiên ở mức 17% hồi cuối năm ngoái, tiền lãi hàng tháng gia đình chị tiêu không hết. Đến giờ, dù vẫn được hưởng chút ưu tiên lãi suất ở ngân hàng, nhưng mỗi tháng tiền lãi chỉ còn chưa đến 10 triệu đồng. Tuy nhiên, chị vẫn không có ý định sẽ rút tiền ra đầu tư khoản khác, ít nhất là 3 tháng tới.
Anh Hùng, nhân viên của ngân hàng VIB ở Thanh Xuân, HN cho biết, ngày càng có nhiều người có tâm lý gửi tiền cho ngân hàng lấy lãi. Nếu như hồi tháng 6, sau tin lãi suất đột ngột giảm từ 11% về 9% khiến một số người có tâm lý hụt hẫng vội rút tiền ra, thì giờ đây, mức lãi suất 9% vẫn được đánh giá là hấp dẫn hơn các kênh đầu tư khác, và họ lại tìm đến ngân hàng để làm sổ tiết kiệm.
Không chỉ người dân mà nhiều doanh nghiệp giờ đây cũng dành ra một khoản không nhỏ để gửi ngân hàng hưởng lãi hàng tháng
Theo Bà Nguyễn Thị Tố Nga, giám đốc một công ty sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Chương Mỹ (Hà Nội), do kinh tế khó khăn chung nên nhiều doanh nghiệp đã sử dụng biện pháp an toàn là gửi ngân hàng.

"Gửi ngân hàng chỉ được trên dưới 10%/năm nhưng hiện tại chắc chắn hơn so với kinh doanh. Nếu sản xuất và tiêu thụ thuận lợi thì không sao,  trường hợp hàng tồn không giải phóng được, thì tiền còn không thu được để trả phí nguyên liệu và thanh toán lương cho lao động, chứ chưa nói đến chuyện lỗ lãi", bà nói.
Riêng ở công ty của bà Nga, các hợp đồng xuất khẩu sang thị trường Đài Loan và Nhật Bản năm nay được biết ít hơn hẳn mọi năm, trong khi ông ty vẫn phải lo một khoản tiền cố định để thưởng lễ tết cho nhân viên. Tính trước những rủi ro, Ban giám đốc đã quyết định trích ra tối thiểu 8% doanh thu hàng tháng để gửi tiết kiệm, cuối năm có tiền thanh toán cho người lao động.
Quả thực, trong bối cảnh các kênh đầu tư đều cho thấy những rủi ro trực chờ, hoạt động sản xuất kinh doanh còn khó khăn như hiện nay thì có tiền nhàn rỗi gửi ngân hàng vẫn là lựa chọn tối ưu. TS. Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) mới đây nhận định, tiền mặt (VNĐ và USD) hiện đang có tính thanh khoản tốt nhất, tiếp theo mới đến vàng, cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản.
Theo báo cáo của Cục Thống kê Tp. HCM, trong tháng 7, tổng vốn huy động trên địa bàn thành phố ước đạt 963,8 ngàn tỷ đồng, tăng 1,5% so tháng trước, tăng 13,5% so cùng kỳ. Vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 21,6%, tăng 5,1% so cùng kỳ. Vốn huy động VNĐ chiếm 78,4% tổng vốn huy động, tăng 16% so cùng kỳ, trong đó tiền gửi tiết kiệm tăng 20,4%, chiếm 40,5%.
Còn báo cáo từ Cục Thống kê Hà Nội thì cho biết, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tháng 7/2012 ước đạt 843.912 tỷ đồng, tăng 2,49% so tháng 6 và tăng 2,69% so tháng 12/2011. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm tăng lần lượt 1,55% và tăng 12,29%.



Thành Hưng
Theo TTVN

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Nợ xấu gây nghẽn tín dụng

Cuối tháng 2/2012, nhiều ngân hàng thương mại háo hức đón chờ hạn mức tín dụng được cấp bao nhiêu thì nay lại hờ hững với việc NHNN cho phép vượt chỉ tiêu này bấy nhiêu. 

>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
mới chỉ tăng trưởng tín dụng 3,5%, trong khi hạn mức tăng trưởng trong năm 2012 mà NHNN cấp trước đó là 15%. “Chúng tôi đang lo từ đây đến hết năm 2012, chỉ còn hơn 5 tháng nữa, không biết có tăng tín dụng lên được 10% hay không, nên cũng không cần thêm hạn mức làm gì”, ông Tuân chia sẻ. 

Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng giám đốc ACB, cũng cho biết: “Chúng tôi không xin cấp thêm vì mức hiện tại đã khó “xài” hết rồi. Hiện nay không cho vay được, chúng tôi không biết giải vốn vào đâu”. 

Theo phân tích khách hàng của Vietcombank, phần khách hàng có xếp hạng kém đang tăng nhanh, các chỉ số số hoạt động của DN như vốn, hàng tồn kho, cân nợ, lợi nhuận đều đi xuống. “Hầu như ngành nào cũng đi xuống, ngay cả những ngành như thủy sản, lương thực vốn có xếp hạng đỡ hơn, hiện còn đi xuống nữa là những ngành khác. NH đang cân nhắc có nhất thiết phải tăng trưởng tín dụng hay không, khi cho vay ra có thể ôm nợ xấu về”, ông Tuân cho biết. 

Phải cứu DN “làm được”

Nhiều NHTM cho biết, chỉ còn 5 tháng nữa năm tài chính 2012 sẽ kết thúc, nhưng mỗi tháng họ không thể đẩy tín dụng tăng khoảng 2% được nếu tình hình kinh tế như hiện tại. Cũng theo các NHTM, nếu đẩy nhanh tín dụng mà không quan tâm đến nợ xấu, nhiều khả năng lạm phát sẽ là nỗi lo mới trong những tháng cuối năm 2012. Vì thế, việc NHNN cho phép các NHTM được tăng trưởng thêm tín dụng với mục đích cứu DN, cứu GDP phải tính theo hướng khác. 

Một chuyên gia trong ngành NH cho biết: “Việc giảm lãi suất, ưu đãi lãi suất, NHNN phải rọi đến tất cả DN. Phải làm ráo riết việc này, nhất là giảm lãi suất trung và dài hạn”. Do hiện nay, các DN chỉ dám giải ngân tín dụng mới để làm vốn lưu động chứ không dám vay đầu tư, bởi lãi suất trung và dài hạn vẫn quá cao. DN không sản xuất được, không đầu tư được thì không có hàng hóa nên có thể gây lạm phát. Và như vậy, việc cấp thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các NH cũng trở nên thừa thãi, bài toán tăng trưởng GDP đạt chỉ tiêu trong năm 2012 xem ra cũng khó khăn.

“Theo tôi, cái cần nhất là DN nào đang làm được thì phải rót vào đúng đối tượng để họ làm, giúp DN giảm giá thành sản phẩm và cũng để tăng thêm việc làm trên thị trường. Có như vậy bài toán GDP và lạm phát mới giải quyết được, và dòng tín dụng sẽ từ từ khơi thông, các DN không chỉ giải quyết được vấn đề vốn mà còn giải quyết được cả đầu ra...”, vị này cho biết. 

Nợ nần ngân hàng có thể lên đến 10%

Các chuyên gia nhận định nợ xấu của toàn hệ thống quý II sẽ không dừng ở tỷ lệ 8,6% như Ngân hàng Nhà nước công bố tính đến 31/3, chủ yếu do kinh tế còn khó khăn, doanh nghiệp chưa thể trả nợ ngân hàng.

>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
Trong số 6 ngân hàng niêm yết đã công bố báo cáo tài chính riêng lẻ quý II, Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu (Eximbank) và Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB) có tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ nếu so với quý I. Đây cũng là 2 đơn vị có lợi nhuận tăng trưởng ở mức cao (gần 10-30%) so với cùng kỳ năm 2011.
Tuy nhiên, nếu so với thời điểm đầu năm, nợ xấu tại cả 6 nhà băng đã công bố đều tăng mạnh (xem biểu đồ). Riêng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (Navibank) nợ xấu tăng lên gần 4%.
So sánh tỷ lệ nợ xấu tại 3 thời điểm: Đầu năm, cuối quý I và cuối quý II. Số liệu: BCTC.
So sánh tỷ lệ nợ xấu tại 3 thời điểm: Đầu năm, cuối quý I và cuối quý II. Số liệu: BCTC.
Cụ thể, so với thời điểm 1/1/2012, tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank tăng từ 2,03% vọt lên 3,47%, Vietinbank cũng tăng từ 0,74% lên 2,45%. Nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5 - nhóm có nguy cơ rủi ro cao nhất) cũng tăng gần 2.000 tỷ đồng. Với trường hợp của Navibank, nợ xấu tính đến 30/6 là 511 tỷ đồng, trong đó 45% là nợ có khả năng mất vốn (tương đương 231 tỷ đồng). Trong khi đó, theo Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 3, nợ nhóm 5 của toàn ngành chiếm khoảng 40% tổng nợ xấu (tương đương 117,7 nghìn tỷ đồng).
Nhiều chuyên gia cho rằng ngân hàng nào càng mạnh, trước đây càng cho vay nhiều thì giờ vướng nợ xấu càng cao. Do đó, theo họ, tỷ lệ thuận với quy mô, hai "ông lớn" Vietcombank và Vietinbank mới có con số nợ xấu tăng nhanh như vậy.
Bình luận về con số nợ xấu gần 3% của Vietinbank và 4% Vietcombank, chuyên gia Bùi Kiến Thành cho biết, với một ngân hàng quốc doanh quy mô lớn, thì tỷ lệ nợ xấu gần 4% là "đáng lo ngại". Ông cũng đưa ra phỏng đoán: "Có thể nợ xấu của các ngân hàng quốc doanh tăng cao do họ phải cho vay theo chỉ định đối với các doanh nghiệp nhà nước nhiều".
Còn theo lý giải của Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia - việc nợ xấu tăng nhanh không nên đổ lỗi tất cả cho ngân hàng. Theo ông, các doanh nghiệp không thể trụ nổi trong tình hình hiện nay nên mới để nợ xấu nhiều thêm.
"Kinh tế không phục hồi ảnh hưởng đến doanh nghiệp chứ đâu phải tại ngân hàng. Để càng lâu thì kinh tế càng đình đốn, doanh nghiệp càng sa sút thì nợ xấu càng tăng lên. Sắp tới nợ xấu sẽ còn tăng với cấp độ còn nhanh hơn những năm trước nhiều", ông Lê Xuân Nghĩa dự đoán.
Nhiều chuyên gia lo ngại nợ xấu sẽ còn tăng với cấp độ cao hơn nữa. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Nhiều chuyên gia lo ngại nợ xấu sẽ còn tăng với cấp độ cao hơn nữa. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Về phần mình, lãnh đạo các ngân hàng cũng "phân trần" nợ xấu tăng là không tránh khỏi bởi các doanh nghiệp đang quá khó khăn. Trao đổi vớiVnExpress.net, ông Nguyễn Thanh Toại - Phó tổng giám đốc ACB phân tích, kinh tế đi xuống, khả năng thanh toán và mua bán của doanh nghiệp cũng thấp đi dẫn đến việc nợ xấu tăng. Tỷ lệ nợ xấu của ACB đã tăng từ 0,85% lên 1,53% sau 6 tháng đầu năm dù đại diện của ACB khẳng định không có nợ xấu bất động sản và chứng khoán như ở nhiều ngân hàng khác. Tuy nhiên, vị này thừa nhận, nợ xấu rơi nhiều vào nhóm doanh nghiệp sản xuất, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn.
Tuy nhiên, theo ông Bùi Kiến Thành, một lý do nữa khiến con số nợ xấu quý II tăng hơn quý I là do trước đây các ngân hàng vẫn không khai báo đúng, đủ và trung thực số nợ xấu. "Nợ xấu có thể còn cao hơn nhiều những gì các ngân hàng đang công bố. Ngân hàng không muốn trích lập dự phòng nên không khai trung thực", vị này lo ngại.
Quyền Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Hữu Nghĩa cũng thừa nhận việc chưa thể kiểm tra được hết các hợp đồng của ngân hàng và có tình trạng nhiều nhà băng việc nhà băng vi phạm, che giấu nợ xấu. "Việc phát hiện những vi phạm về phân loại nợ chỉ có thể qua các đoàn thanh tra tại chỗ. Tuy nhiên, với hơn 100 tổ chức tín dụng, không thể nào trong một năm tiến hành thanh tra đồng loạt được", ông Nghĩa cho hay.
Nợ xấu toàn ngành theo Thanh tra Ngân hàng Nhà nước mới công bố là 202.000 tỷ đồng (chiếm 8,6% dư nợ) tính tới 31/3. Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu e ngại: "Với tốc độ gia tăng nợ xấu tại từ quý I đến quý II, con số nợ xấu thực của ngành chắc chắn sẽ vọt lên trên 10%. Mà 10% thì rõ ràng là đáng báo động và nguy kịch". Trước đó, hồi tháng 3, tại diễn đàn Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng báo cáo nợ xấu có thể trên 10%.
Các ngân hàng thương mại đã trích lập dự phòng rủi ro được 67.000 tỷ để xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, ông Nguyễn Trí Hiếu cho rằng trích lập như vậy là quá ít. "Việc đánh giá các khoản nợ để trích lập dự phòng rủi ro có thể không chính xác và quá thấp. Theo tính toán của tôi, trích lập dự phòng phải từ 100.000 - 130.000 tỷ thì mới đầy đủ", ông Hiếu ước tính.
Thanh Thanh Lan

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

Habubank hết nợ nần tiếp tục phát triển

Nhóm ngân hàng nào đang chiếm nợ nần lớn nhất?

Đến 31/3/2012, nợ nần hệ thống là 8,6%. Nhóm ngân hàng nào là tác nhân “thúc đẩy” tỷ lệ này trong thời gian qua?


Nợ nần của hệ thống được phân theo từng nhóm, từng vùng đáng chú ý.

Ngày 12/7, Ngân hàng Nhà nước t chc bui trao đi vi báo gii v n nn. Ti đây, có hai con s được đưa ra: mt là, theo báo cáo ca các t chc tín dng, đến 31/5/2012, n nn ca h thng là 4,47%; hai là, theo giám sát t xa ca Ngân hàng Nhà nước, đến 31/3/2012, n nn ca h thng là 8,6%.

Có l con s th hai tin cy hơn. Vn đ còn li là trong con s đó, nhóm ngân hàng nào chiếm t trng ln nht? Bui trao đi nói trên din ra ngn gn, nhiu cánh tay giơ lên nhưng đành rút v, nên đành đ ng câu hi đó.

Nhưng, có th tham kho mt kênh trong cuc. Báo cáo chuyên đ ca b phn nghiên cu mt ngân hàng thương mi va công b có nhng d liu cơ bn, có th tr li cho câu hi trên.

Báo cáo này khá chi tiết, khi to được nhng phân vùng thú v. Mt phân vùng là chia theo các nhóm ngân hàng khác nhau; mt phân vùng là xác đnh hn “đóng góp” ca nhóm G14 (14 ngân hàng thương mi ln nht trong h thng); hay tách c phân vùng ca nhóm “có vn đ”.

phân vùng th nht, d liu cp nht đến 31/3/2012 cho thy, khi ngân hàng thương mi nhà nước chiếm quá na miếng bánh n nn, chiếm t trng ti 50,5%; nhóm th hai là khi thương mi c phn vi 27,8%; nhóm ngân hàng nước ngoài chiếm khá nh (do s hn chế v quy mô) vi 4,2%; nhóm các t chc tín dng khác chiếm 17,5%.

phân vùng th hai, d liu cp nht đến 31/3/2012 cho thy, nhóm G14 choán mt phn rng ln ca miếng bánh, chiếm ti 62%; đáng chú ý là nhóm ngân hàng “có vn đ” chiếm 10%; nhóm còn li chiếm 28%.




Tỷ trọng theo phân nhóm "riêng có" lần đầu tiên xuất hiện.




Tỷ trọng theo phân nhóm truyền thống.
Theo Minh Đc
VnEconomy