Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

ABBank đón CEO trẻ nhất ngành ngân hàng

Ngày 7/8/2012, Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (ABBANK) chính thức bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu đảm nhận nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng giám đốc sau khi ông Đặng Quang Minh xin từ nhiệm vì lý do cá nhân.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thậthabubank-het-no-nan-http://www.habubank.com.vn/quan-he-nha-dau-tu/ 
Ông Phạm Duy Hiếu từng có quá trình công tác và đảm nhiệm vị trí Phó tổng giám đốc phụ trách khối khách hàng doanh nghiệp tại ABBank từ tháng 4/2011 tới tháng 12/2011.

“Với kinh nghiệm nhiều năm đảm nhiệm vị trí nhân sự cấp cao trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng và am hiểu văn hóa ABBank, Hội đồng Quản trị ABBank tin tưởng ông Hiếu sẽ kế tục những người tiền nhiệm điều hành ABBank tiếp tục phát triển”, thông cáo ABBank viết.

Năm 2012, nhằm triển khai chiến lược phát triển giai đoạn 2010 - 2020 và đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường, cùng định hướng tái cơ cấu toàn ngành của Ngân hàng Nhà nước, ABBank cho biết đã và đang tiến hành kế hoạch tái cấu trúc hệ thống với sự tư vấn của Delloite. Hiện nay, ngân hàng này  đã hoàn thành giai đoạn 1 của dự án, cùng với như thay đổi và bổ sung về nhân sự cấp cao trong Ban điều hành, Hội đồng Quản trị tin tưởng ABBank sẽ sớm ổn định và hoàn thành chỉ tiêu đề ra trong năm 2012.

Còn ở những thông tin mới đây, ông Phạm Duy Hiếu được biết đến là một CEO trẻ của ngành ngân hàng, khi vừa được bổ nhiệm là Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á (VietABank) đầu năm 2012.

34 tuổi, ông Hiếu là CEO trẻ nhất của ngành ngân hàng hiện nay.

Ngân hàng ganh đua vì lợi nhuận

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đình trệ, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn, lãi suất huy động liên tục giảm là những nguyên nhân khiến hoạt động tín dụng của các ngân hàng trong 2 quý đầu năm khó tránh khỏi cảnh chợ chiều. Để đạt được mục tiêu lợi nhuận, ngoài việc đẩy mạnh các hoạt động giá trị gia tăng, mở rộng dịch vụ… nhiều ngân hàng còn chú trọng đến việc huy động và cho vay.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
habubank-het-no-nan-http://www.habubank.com.vn/viec-lam/co-hoi/
Các ngân hàng đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi cho khách hàng gửi tiền
Gom tiền bằng mọi giá

Kết thúc 6 tháng đầu năm, nhiều ngân hàng cho biết tăng trưởng tín dụng ở mức rất thấp, thậm chí có ngân hàng còn bị âm. Các ngân hàng lớn như Ngân hàng TMCP Ngoại Thương (Vietcombank) chỉ tăng trưởng 2,96%, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank) cũng chỉ tăng trưởng tín dụng chưa đến 1% sau 6 tháng. Trong khi đó hạn mức tăng trưởng của các ngân hàng này đều ở mức cao nhất là 17%. 

Chính vì vậy việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng trong những tháng cuối năm là một trong những giải pháp chính nhằm thúc đẩy doanh thu và hoàn thành mục tiêu lợi nhuận đề ra. Theo các chuyên gia, nhiều ngân hàng tuyên bố đang thừa tiền, nhưng thực tế không hẳn như vậy. Để tăng trưởng tín dụng các ngân hàng phải có một nguồn tiền dồi dào, do đó việc tăng lãi suất huy động nhằm hút tiền từ khách gửi không phải là việc khó hiểu. Áp lực huy động vốn cũng được thể hiện qua việc nhiều ngân hàng giao chỉ tiêu cho từng nhân viên.

Từ đầu tháng 8, nhiều ngân hàng đã có công bố tăng lãi suất huy động đối với các kỳ hạn dài. Vietcombank đã chính thức điều chỉnh lãi suất huy động các kỳ hạn 24, 36, 48 và 60 tháng thêm 0,5% so với trước, lên mức 10%/năm. Các kỳ hạn dưới 12 tháng giữ nguyên tại 9% còn kỳ hạn đúng 12 tháng trong khi đó giảm 1% xuống còn 10%/năm. Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), lãi suất các kỳ hạn trên 12 tháng được đẩy lên 12%/năm so với mức 10%/năm được áp dụng trước đó. Tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostbank) mức lãi suất  huy động đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn trên 3 năm là 12%/năm. Kỳ hạn trên 18 tháng là 11,5%/năm và trên 12 tháng là 11%/năm… Không chỉ tăng lãi suất, các ngân hàng còn đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi dành cho khách gửi tiền.

Nới điều kiện cho vay

Theo các doanh nghiệp, việc tiếp cận tín dụng tại các ngân hàng vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn. Doanh nghiệp khó đáp ứng hết các tiêu chuẩn tín dụng nhất là trong thời điểm hàng tồn kho lớn, nợ cũ vẫn còn… Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các ngân hàng đã đưa ra nhiều gói dịch vụ ưu đãi nhất là các doanh nghiệp kinh doanh liên quan tới nông nghiệp nông thôn, xuất nhập khẩu.

Nhiều ngân hàng cho biết, việc giảm tiêu chuẩn tín dụng là không thể, nhưng ngân hàng sẽ giảm lãi suất và hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn có phương án kinh doanh tốt. Ông Nguyễn Phước Thanh - Tổng giám đốc VietcomBank nêu rõ quan điểm: “Doanh nghiệp nào còn có khả năng phục hồi thì được xem xét, còn khả năng ở đây nghĩa là doanh nghiệp đó chỉ gặp khó khăn về thị trường, về đầu ra của sản phẩm và nguồn trả nợ. Doanh nghiệp còn hàng tồn kho, sản phẩm vẫn tiêu thụ được thì cũng sẽ được giãn nợ để có thời gian giải quyết nguồn hàng, chứ không bị ép phải bán hàng bằng mọi giá, phải chịu lỗ nặng để có tiền trả nợ ngân hàng. Doanh nghiệp nếu không đáp ứng được chuẩn tín dụng thì sự can thiệp là không thể và không đem lại lợi ích…”.

Tuy nhiên, trên thị trường cũng đã có ngân hàng quyết định nới lỏng điều kiện cho vay. Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) mới đây đã công bố một hình thức hạ chuẩn tín dụng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ với lãi suất 13%/năm, không cần tài sản đảm bảo. Theo đánh giá của các chuyên gia, việc hạ chuẩn tín dụng là một bước đi khá mạo hiểm, tuy nhiên đối với các doanh nghiệp thì đây lại là một tin mừng.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 2-8 đã có 69 tổ chức tín dụng báo cáo về tình hình lãi vay. Theo đó, dư nợ cho vay bằng tiền đồng đối với các mức lãi suất dưới 10% chiếm tỷ trọng 3,4%, mức lãi suất 10%-13% một năm chiếm tỷ trọng 18,5%, lãi suất trên 13% đến 15% một năm chiếm tỷ trọng 49,1%. Lãi suất trên 15% một năm hiện chỉ chiếm tỷ trọng 29,1%, giảm khoảng 60% so với tỷ trọng trước ngày 15-7.
Hùng Anh

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Khách ngoại quốc rút tiền bằng thẻ ATM giả

Chiều 6/8, Phó tổng giám đốc DongA Bank Nguyễn Quốc Toàn cho biết ngân hàng vừa phối hợp bắt giữ và bàn giao cho công an một người nước ngoài sử dụng thẻ ATM giả để rút tiền mặt.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật

Theo ông Toàn, Ngân hàng Đông Á (DongABank) phát hiện những giao dịch bất thường trên hệ thống từ hôm 4/8, sau đó đã tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để truy tìm. Đến khoảng 0h ngày 5/8, sau một ngày theo dõi, nhân viên ngân hàng phát hiện ra hai người nước ngoài đang sử dụng thẻ giả để rút tiền mặt tại buồng ATM của DongA Bank đặt ngay góc Trần Cao Vân - Hai Bà Trưng, quận 1, TP HCM.
"Chúng tôi đã bắt được một người, đối tượng thứ hai thì trốn thoát", ông Toàn thông tin.
Một đối tượng nước ngoài dùng thẻ ATM giả rút tiền mặt đã bị bắt giữ. Ảnh minh họa: Lệ Chi
Người bị bắt giữ khai tên là Cipriar, người Romania. Khám xét khách sạn nơi người này trú ngụ, cơ quan chức năng phát hiện nhiều thiết bị chuyên dụng dùng sao chép trái phép thông tin thẻ ATM, thiết bị làm giả thẻ và thu giữ số tiền mặt 300 triệu đồng.
Ngoài thẻ ATM của DongABank, nhóm người này còn làm giả thẻ (thanh toán và tín dụng) của 10 ngân hàng trong nước khác. Theo ông Toàn, thủ đoạn của nhóm này là dùng thiết bị chuyên dụng sao chép thông tin của chủ thẻ tại máy ATM, sau đó rút tiền. Thời gian ra tay của nhóm này thường là vào khoảng 17h hoặc nửa đêm nhằm tránh bị phát hiện.
Để hạn chế những thiệt hại do tội phạm công nghệ cao gây ra, ông Toàn khuyến cáo người sử dụng thẻ nên đề cao cảnh giác. Chẳng hạn, khi vào buồng ATM thực hiện giao dịch nên quan sát kỹ xem có những thiết bị lạ nào gắn vào máy hay không, hoặc chủ động đăng ký dịch vụ internet banking thông báo số dư qua tín nhắn điện thoai...
"Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường thì ngay lập tức báo tin về cho ngân hàng để kịp thời xử lý", Phó tổng giám đốc DongA Bank nói.
Lệ Chi

Hơn 70% dư nợ hưởng lãi vay dưới 15%

Ngân hàng Nhà nước chiều 6/8 cho biết, tính đến ngày 2/8 đã có 69 tổ chức tín dụng báo cáo về tình hình lãi vay, trong đó chỉ còn 29,1% dư nợ có lãi suất trên 15% một năm.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật

Cụ thể, dư nợ cho vay bằng tiền đồng đối với các có mức lãi suất dưới 10% chiếm tỷ trọng 3,4%, mức lãi suất 10%-13% một năm chiếm tỷ trọng 18,5%, lãi suất trên 13% đến 15% mỗi năm chiếm tỷ trọng 49,1%. Và như vậy, lãi suất trên 15% một năm hiện chỉ chiếm tỷ trọng 29,1% (giảm khoảng 60% so với tỷ trọng trước ngày 15/7).
Đã có hơn 70% dư nọ hưởng lãi vay từ 15% trở xuống. Ảnh: Lệ Chi
Trong đó, lãi suất giảm mạnh nhất ở nhóm 5 ngân hàng thương mại nhà nước có tỷ trọng dư nợ cho vay với mức lãi suất trên 15% mỗi năm chỉ là 6,9%, giảm 87% so với trước ngày 15/7 là 61%.
Động thái giảm lãi vay xuống 15% xuất phát từ lời 'hiệu triệu' của Thống đốc Bình hôm 7/7, tại Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng trong 6 tháng đầu năm. Và đến ngày 2/8, tất cả các ngân hàng thương mại nhà nước và cổ phần đã ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các chi nhánh trong toàn hệ thống công bố điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với các hợp đồng tín dụng cũ xuống tối đa là 15% một năm.
Trước đó, theo số liệu đến ngày 27/7, tổng hợp sơ bộ của 35 tổ chức tín dụng, chiếm thị phần 70% tín dụng toàn hệ thống, tỷ trọng dư nợ cho vay với lãi suất trên 15%/năm là 32,8%, giảm khoảng 50% so với tỷ trọng trước ngày 15/7 là 65,3%.
Trong buổi đối thoại doanh nghiệp - ngân hàng về tình hình lãi suất và tín dụng trên địa bàn TP HCM hôm 28/7, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng, lãi suất đã giảm dưới 15%, đây là con số trong mơ của doanh nghiệp trước đây. Tuy nhiên, ông cũng tán thành quan điểm của doanh nghiệp rằng, để ổn định, bền vững thì phải xuống 10% mới phát triền tốt và cạnh tranh được với doanh nghiệp trong khu vực.
Nhưng theo Thống đốc, việc lãi suất xuống 10% có thực hiện được không phải tùy vào điều kiện kinh tế vĩ mô. Nếu kinh tế vĩ mô của Việt Nam thời gian tới ổn định có thể giảm lãi suất xuống thêm 1%. "Sang năm 2013, nếu lạm phát xuống 4-6%, huy động khoảng 7%, khi đó lãi suất cho vay hoàn toàn có thể xuống 10%", ông Bình nói.
Lệ Chi

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Ngân hàng thương mại đang được 'nuông chiều'

Đặt mình vào vị trí Thống đốc, S. Lê Thẩm Dương-Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh cho rằng cần phải minh bạch để quản lý, và không nuông chiều NHTM như hiện nay.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
Quá nuông chiều
Nhiều ý kiến cho rằng NHNN đã quá nuông chiều và chạy theo đuôi các NHTM. Còn ông thì đánh giá thế nào về vấn đề này?
Nếu lấy luật làm căn cứ, NHNN đã làm đúng chức năng của mình, và NHNN không phải là ông vua muốn làm gì thì làm bởi các NHTM cũng có chức năng và hoạt động theo luật, họ phải chạy theo lợi nhuận.
Nên nhìn theo chức năng thì tôi thấy NHNN không nuông chiều các NHTM. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ tổ chức thực hiện thì NHNN đang quá nuông chiều các NHTM, điều đó thể hiện trong công tác giám sát các NHTM.
Thời gian qua, NHNN ban hành nhiều chính sách về lãi suất nhưng công tác giám sát bị buông lỏng nên việc thực hiện không được như mong muốn. NHNN ra chính sách dựa vào các dữ liệu, đề xuất từ phía dưới, trong đó có các NHTM.
Nếu nắm không chắc các số liệu, các vấn đề thì NHNN sẽ bị các NHTM chi phối. Có hai khả năng xảy ra. Khả năng thứ nhất là NHNN không nắm chắc số liệu, đội ngũ các bộ tham mưu, thừa hành cũng không nắm chắc mọi vấn đề nên phải chạy theo các NHTM.
Khả năng thứ hai, do bản lĩnh của NHNN chưa đủ mạnh trước việc bảo vệ quyền lợi của nhóm lợi ích nào đó, ví dụ, nhóm những NHTM nhà nước, vừa có chức năng kinh doanh, vừa có nhiệm vụ chính trị nên tìm cách bảo vệ quyền lợi của họ.
Tóm lại, những gì thể hiện trong văn bản là không nuông chiều, nhưng trong khâu tổ chức thực hiện thì dường như có nuông chiều, nhất là khâu giám sát.
Nếu là Thống đốc, ông sẽ làm gì để giám sát hoạt động của các NHTM đi đúng những quy định mà pháp luật đặt ra?
Quả là quá khó, vì rắn không được mà nuông chiều thì sẽ bị phê phán. Chưa kể rắn quá sẽ gãy, nên buộc phải lách. Nuông chiều có thể chỉ là chiến thuật nhằm đạt đến mục tiêu nào đó. Nhưng dù gì thì NHNN cũng phải thể hiện tốt vai trò của mình là tạo ra sân chơi để mọi người cùng chơi chứ không phải nhảy vào sân để cùng chơi. Thời gian qua, NHNN chưa làm tốt điều này.
Và ông sẽ làm gì trong việc quản lý các NHTM?
Tôi sẽ minh bạch tất cả về ý đồ, chiến lược phát triển để mọi người cùng nắm rõ và mình không phải chạy theo bất cứ ai.
Làm gì để tái cơ cấu thành công?

Theo ông, để tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thành công, cần phải có những điều kiện gì?
Để tái cấu trúc thành công, phải có 3 dữ kiện, một là xác lập đội ngũ lãnh đạo thực hiện tái cấu trúc phải đủ tầm, có tính tiên phong và gương mẫu; hai là phải tạo ra được sự đồng thuận trong nội bộ, nếu chưa tìm được sự đồng thuận thì sẽ rất khó thành công; ba là việc tái cấu trúc là không có địa vị cấp bậc, mà phải bắt đầu từ nhu cầu từ bên dưới và tất cả mọi người phải tham gia chứ không phải cấp trên chỉ biết ra mệnh lệnh. Đây là kinh nghiệm tái cấu trúc của các quốc gia.
Có hai phương pháp tái cấu trúc. Một là bằng phương pháp kinh tế, như mua bán, sáp nhập…và ban bố những mệnh lệnh mới. Phương pháp này diễn ra rất nhanh chóng nhưng hiệu quả là khó lường vì sẽ gặp phải những phản ứng mạnh mẽ.
Hai là bằng phương pháp tổ chức, đi từ từ từng bước một, theo lộ trình và thứ tự ưu tiên từ trước đến sau. Phương pháp này mất nhiều thời gian nhưng an toàn.
Việc tái cấu trúc sẽ gặp sự phản ứng, thậm chí dữ dội từ chính nội bộ, theo ông phải làm gì?
Đúng vậy! Một anh nào đó đang ở vị trí “ngon”, thu nhập cao, nhưng đùng một cái bứng anh ta ra khỏi chỗ đó để làm lại thì nhất định anh ta phải phản ứng.
Do vậy, khi bị phản ứng, nếu NHNN non tay thì tái cấu trúc sẽ không thành công được. Công tác chuẩn bị tái cấu trúc thật tốt, 75% thời gian dành cho công tác chuẩn bị, chỉ dành 25% thời gian cho hành động tái cấu trúc.
Nếu chuẩn bị không tốt khi tiến hành sẽ bị vấp và dừng lại khiến tiến độ tái cấu trúc bị chậm.
Việc tái cấu trúc các ngân hàng của chúng ta thời gian qua mới chỉ vẽ được lộ trình, mục tiêu nhưng không cụ thể nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ tái cấu trúc.
Theo kế hoạch, trong năm 2012 tiến hành tái cấu trúc 9 ngân hàng yếu kém, trong đó thời gian đầu năm sẽ thực hiện tái cấu trúc 5 ngân hàng nhưng đến nay không thực hiện được như mong muốn. 

Theo Đại Dương
Tiền Phong

Sắp chỉnh “khung” cho nợ ngân hàng

Lãnh đạo chuyên trách của Ngân hàng Nhà nước cho biết, thông tư quy định việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro mới dự kiến sẽ ban hành trong tháng 8 này.
>>thông tin habubank nợ nần là sai sự thật
Sau hơn hai năm bàn thảo, cuối cùng cơ chế mới có thể cũng sẽ được ban hành. Mốc dự kiến tháng 8/2012 là thực tế, bởi thông tư trên cần bắt nhịp kịp một văn bản khác quy định việc trích lập dự phòng các khoản cho vay trên thị trường liên ngân hàng có hiệu lực từ 1/9 tới (Thông tư số 21/2012/TT-NHNN).


Thông tư mới sẽ thay thế Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều ở nội dung này.


Những nội dung chính của dự thảo thông tư mới đã từng được xây dựng, lấy ý kiến từ năm 2010. Đây là khung pháp lý quan trọng, can thiệp đến trục hoạt động chính của các tổ chức tín dụng là cho vay và quản lý nợ. Và suốt hơn hai năm qua đã có nhiều ý kiến góp ý, phản biện khác nhau.


Hiện chưa rõ các nội dung cụ thể cuối cùng của dự thảo thông tư được chốt lại và thông qua. Song, qua những lần tổ chức lấy ý kiến, có thể dự kiến một số điểm cơ bản.


Cụ thể, một nội dung quan trọng của thông tư là hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để các tổ chức tín dụng chấm điểm khách vay theo các thứ hạng, qua đó tiến hành phân loại nợ theo 5 nhóm với các cấp độ và tỷ lệ trích lập dự phòng như hiện hành.


Một nội dung khác dự kiến sẽ tác động đến chi phí của các tổ chức tín dụng là yêu cầu về trích lập dự phòng rủi ro đối với một số lĩnh vực trước đây không có, như đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, hay cho vay trên liên ngân hàng…


Việc trích lập trên sẽ làm tăng chi phí các tổ chức tín dụng, làm lợi nhuận giảm nhất định. Song, những ý kiến đóng góp thời gian qua tập trung ở quan điểm. Đơn cử như ở nội dung chuyển các khoản tiền gửi trên liên ngân hàng thành cho vay và buộc phải trích lập dự phòng rủi ro. Một số quan điểm e ngại điều này sẽ hạn chế vai trò và năng lực điều tiết vốn của thị trường liên ngân hàng; ngược lại là quan điểm cho rằng sẽ củng cố và làm lành mạnh hơn thị trường này.


Trong khi đó, ở tỷ lệ trích lập dự phòng, ý kiến đại diện từ khối các ngân hàng nước ngoài trước đây từng cho rằng cần quy định các tỷ lệ trích lập là tối thiểu để tạo linh hoạt trong áp dụng, gắn với sự chủ động trong trích lập cao hơn, mức an toàn cao hơn; hay các yêu cầu trích lập 20% - 50% nợ nhóm 3 và 4 được cho là thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế…


Ở tinh thần chung, thông tư này ra đời được kỳ vọng là sẽ tạo thuận lợi trong việc đánh giá cụ thể khả năng tài chính và trả nợ đối với từng khách hàng; việc đánh giá và xếp hạng khách hàng được thực hiện chính xác hơn để qua đó có biện pháp quản lý chất luợng tín dụng tốt hơn.


Và cũng không loại trừ khả năng, trong bối cảnh nợ xấu ngân hàng tăng mạnh từ đầu năm đến nay, việc áp dụng phân loại theo thông tư mới có thể sẽ tạo thêm áp lực đối với các tổ chức tín dụng, nhưng sẽ cho ra những kết quả sát thực và chặt chẽ hơn.